Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2019

Chăm sóc da cơ bản cho trẻ bất chấp thời tiết giao mùa mẹ cần biết ?

So với người lớn, Việc  Chăm sóc da cơ bản cho trẻ và cấu trúc da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mỏng manh hơn rất nhiều (chỉ mỏng bằng ⅕ da người lớn). Trong giai đoạn đầu đời, da của bé cũng rất nhạy cảm, dễ nhiễm trùng vì cấu trúc làn da và tuyến mồ hôi vẫn chưa phát triển đầy đủ trước sự bất biến của môi trường. Do đó mà dù là trong tiết trời nắng nóng gay gắt ngày Hè, hay hanh khô mùa Đông, da bé đều cần được chăm sóc đặc biệt.


Hiểu về da của con để chăm sóc đúng cách

Làn da của trẻ mỏng manh và nhạy cảm hơn da của người trưởng thành, chúng cũng phản ứng lại với các tác nhân gây kích ứng bên ngoài theo cách nhạy cảm hơn. Đó là lý do tại sao làn da của con cần được chăm sóc đặc biệt cũng như khác biệt hoàn toàn so với chúng ta.
Lớp da ngoài cùng của biểu bì (lớp sừng) thì mỏng hơn và các tế bào được sắp xếp ít chặt chẽ hơn so với da người lớn. Tuyến mồ hôi và bã nhờn chưa hoàn thiện khiến da bé dễ bị tổn thương hơn. Từ những điều này có thể thấy hàng rào bảo vệ da của bé khá mỏng manh. Da bé dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với tia UV, các loại hạt hóa học, các tác động vật lý, vi sinh vật từ môi trường bên ngoài cũng như những thay đổi thời tiết khắc nghiệt.
Mùa nắng nóng gay gắt nguy cơ mắc các bệnh ngoài da như: viêm tuyến bã nhờn, rôm sảy, mẩn đỏ, hăm kẽ, chốc lở, mụn nước, u nhọt… ở trẻ càng tăng. Trong khi với tiết trời mùa Đông lạnh, không khí hanh khô kết hợp với độ ẩm thấp là nguyên nhân chính khiến làn da nhạy cảm của trẻ dễ bị tổn thương bởi các bệnh lý như khô nẻ, chàm sữa, ngứa, vảy nến…. Thêm vào đó, vì sợ con nhiễm lạnh, nhiều bố mẹ có thói quen tắm, rửa mặt cho bé bằng nước quá nóng, lạm dụng điều hòa hay quạt sưởi.

Mẹo chăm sóc da cho bé

Giờ thì hẳn bạn đã biết làn da của bé mỏng manh và nhạy cảm thế nào rồi phải không? Vậy, làm thế nào để chăm sóc da cho con? Tham khảo các cách sau mẹ nhé!

1. Ưu tiên chống nắng cho bé

Nên hạn chế để trẻ tiếp xúc với ánh nắng lâu, nhất là thời điểm bức xạ tia cực tím đạt đỉnh điểm từ 10 – 14 giờ. Trẻ dưới 6 tháng tuổi nếu phải đi ra ngoài cùng cha mẹ thì cần được che chắn bằng nón rộng vành, quần áo dài tay màu nhạt, hoặc được quấn bé trong chiếc khăn bông có chức năng kháng khuẩn, ngăn tia cực tím.

2. Tắm rửa đúng cách

Trong thời gian rụng rốn, mẹ chỉ cần tắm cho bé 2-3 lần mỗi tuần để đảm bảo da bé bị khô. Nếu bé ra mồ hôi, hãy dùng loại khăn sữa thật mềm mịn để lau cho bé. Từ 6 tháng tuổi, da bé đã cứng cáp hơn và bé cũng bắt đầu thích vận động nhiều, lúc này mẹ có thể tắm cho bé 1 lần mỗi ngày bằng nước ấm để hạn chế nhiễm lạnh. Chú ý lau kĩ mồ hôi và lau khô sau tắm những vùng như: cổ, nách, cổ tay, cổ chân, mông và kẽ mông để bảo vệ da của bé không bị hăm, rôm sảy hoặc nổi mẩn.
Nên tắm cho bé tại nơi kín gió và thời gian tắm tối đa 10 phút. Nước tắm dành cho trẻ nên giữ ở mức nhiệt độ khoảng 38 độ C để tránh gây tổn thương cho da. Đặc biệt không được chà xát quá mạnh sẽ gây thương vùng da bị mẩn ngứa, tránh nhiệt độ cao quá lâu mất cân bằng độ ẩm làm cho tổn thương nhiều hơn.
Sau đó quấn bé bằng khăn bông to, không quá dày nhưng phải có khả năng thấm hút tốt, không bị xổ lông hay phai màu. Lưu ý nếu chọn khăn không kỹ lưỡng, bé có thể bị mắc các bệnh ngoài da và bệnh đường hô hấp vì hít phải bụi bông của khăn.
Thời điểm tắm tốt nhất cho bé là vào 16h chiều khi trời đã bớt nóng nhưng vẫn chưa gió nhiều như buổi tối.

3. Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp

Để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé, bố mẹ nên chọn cho con một “người bạn đồng hành” thân thiện. Theo đó, các sản phẩm chăm sóc da cơ bản bé cần là dầu gội và sữa tắm chuyên biệt cho trẻ được chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên, có thành phần hữu cơ dịu nhẹ, có độ pH trung tính dành riêng cho trẻ nhỏ, đã được chứng minh an toàn để làm sạch các chất bẩn mà không gây cay mắt, khô hay kích thích da để bé có một làn da sạch sẽ và khỏe mạnh. Mẹ tuyệt đối không sử dụng bất kỳ các sản phẩm không rõ nguồn gốc, chứa nhiều hương liệu vì dễ khiến làn da bé bị khô và dị ứng.
Với kem dưỡng ẩm, mẹ không nên chọn các loại kem có mùi thơm nồng, đặc biệt là không chứa paraben hay phthalates. Thay vào đó mẹ nên chọn cho con loại kem dưỡng ẩm có chứa các loại tinh dầu làm mềm da từ thiên nhiên như tinh chất jojoba, hướng dương hay dầu từ hạt quả mơ cũng có tác dụng làm mềm da rất tốt.
  1. Thay bỉm mỗi 4 tiếng

Dù là trời nắng nóng hay lạnh, mẹ cũng nên thay bỉm đều đặn cho con mỗi 4 tiếng, rửa sạch mông bằng nước ấm, lau khô, thoa kem chống hăm trước khi đóng chiếc mới. Mặc bỉm suốt 24h chắc chắn sẽ khiến bé khó chịu, vậy nên mỗi ngày, mẹ nên cho da bé “thở” ít nhất vài tiếng.
Mẹ cũng nên chọn loại bỉm mỏng thoáng, thấm hút và kháng khuẩn tốt, không gây kích ứng cho da bé và có vách chống trào hai bên.
  1. Chế độ dinh dưỡng

Mẹ nên đa dạng thức ăn cho trẻ, cho con ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế các thực phẩm gây dị ứng khi đang tổn thương nặng như hải sản. Nên rèn cho trẻ có thói quen uống nước thường xuyên. Khi có triệu chứng mẩn đỏ, ngứa hoặc dị ứng thì nên đi khám bệnh để được tư vấn kịp thời chứ không nên tự ý dùng thuốc.
Ngoài các lưu ý trên, mẹ cũng cần hạn chế sử dụng quạt sưởi, đèn sưởi để hạn chế tình trạng khô da ở trẻ. Nên mặc cho trẻ quần áo bằng chất liệu cotton rộng, thoáng, hạn chế mặc quần áo sợi bông, sợi len sẽ kích ứng cho da. Cắt ngắn móng tay, mang vớ tay để tránh trẻ gãi khi ngứa làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
Hy vọng, với những thông tin trên, mẹ đã có thêm gợi ý chăm sóc da của bé đúng cách và hiệu quả mẹ nhé!

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

hướng dẫn chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng tại nhà !

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng tại nhà do trẻ sơ sinh thiếu tháng thường chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài nên rất dễ bệnh tật và suy hô hấp, nên việc chăm sóc theo dõi các bé là cực kỳ quan trọng.

Kết quả hình ảnh cho trẻ sinh non

Về chức năng hô hấp

Trẻ sinh non thường dễ bị suy hô hấp vì lồng ngực dễ biến dạng, do các xương sườn còn mềm, các cơ gian sườn còn yếu, phổi chưa giãn nở tốt, các phế nang chưa trưởng thành, cấu tạo của trung tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh, nhu mô phổi giãn nở không đầy đủ để trao đổi khí. Trong thời gian này, trẻ thường thở bằng miệng, phình bụng lên khi hít vào, thở theo chu kỳ, có thể ngưng thở dưới 15 giây. Nếu thời gian ngưng thở kéo dài hơn 15 giây kèm theo tím tái, nhịp tim chậm thì cần được theo dõi và xử trí kịp thời, vì suy hô hấp là nguyên nhân dễ gây tử vong cho trẻ sơ sinh thiếu tháng.

Chức năng điều hòa thân nhiệt

Trẻ dễ bị nhiễm lạnh vì trung tâm điều hòa thân nhiệt ở não còn yếu, kém vận động do trương lực cơ yếu, kết hợp với lớp mỡ dưới da chưa phát triển nên dễ bị mất nhiệt. Khi lạnh, trẻ không run được để sinh ra nhiệt chống lại môi trường lạnh. Vì vậy, việc theo dõi ủ ấm lau khô cho trẻ là hết sức cần thiết. Nếu để thân nhiệt trẻ hạ xuống dưới 350C sẽ có thể dẫn đến hàng loạt các biến chứng suy hệ hô hấp, tổn thương thần kinh và có khi gây xuất huyết ở não.
Tốt nhất, nên giữ nhiệt độ trong phòng trẻ nằm thích hợp, tối thiểu là 24 -26oC, trẻ được ủ ấm bằng lò sưởi, lý tưởng là trẻ được sưởi trong lồng ấp chuyên biệt, bé được mang bao tay, tất và đắp chăn ngang bụng.

Chức năng tuần hoàn

Do trẻ sinh non, các mao mạch dễ vỡ, những yếu tố đông máu chưa hoàn chỉnh nên nguy cơ bị xuất huyết cao, vì vậy thường phải được bổ sung vitamin K để phòng xuất huyết.

Chức năng tiêu hóa và dinh dưỡng

Trẻ thiếu hụt enzyme chuyển hóa bilirubin gián tiếp thành bilirubin trực tiếp nên thường bị vàng da nặng và kéo dài, cần được theo dõi thường xuyên.
Dạ dày của trẻ thời kỳ này có thể tích nhỏ, nằm ngang, thiếu hụt các men tiêu hóa nên hấp thu không hết thức ăn, cho dù chỉ là sữa mẹ, do đó dễ bị đầy bụng, ói. Với đặc điểm như vậy, nên cho bé bú từ 40 - 60ml sữa trong khoảng thời gian từ 2 - 4 giờ, tùy vào sức bú của bé, có thể tăng dần lượng sữa. Bé bú sữa mẹ thường bú lâu hơn và mau đói hơn bú bình.
Nếu bé sinh trên 32 tuần, cân nặng trên 2.300g đã có phản xạ bú thì tập cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt, bú theo nhu cầu của trẻ, bú cạn một bên vú rồi hãy chuyển sang bên kia. Nếu sữa mẹ quá nhiều mà bú không hết thì nên nặn lấy sữa đầu ra ly, rồi sau đó dùng muỗng đút sữa cho bé uống dần thay nước lọc, không nên cho bé uống thêm các loại nước khác, vì sử dụng bú sữa mẹ là đủ. Nếu trẻ sinh dưới 32 tuần chưa có khả năng bú, phải nặn sữa mẹ rồi cho ăn qua ống thông dạ dày 8 - 10 lần trong ngày.

Những chăm sóc khác

Việc chăm sóc và giữ cuống rốn cho bé cũng không kém phần quan trọng vì rất dễ nhiễm trùng, giữ cuống rốn càng khô và sạch thì càng mau rụng. Cần đảm bảo vô trùng cho bé, hạn chế người thân đến thăm, tiếp xúc hoặc sờ vào người bé do trẻ sinh non dễ nhạy cảm với kích ứng và nhiễm trùng, bé cần được tiêm phòng như các bé sinh đủ tháng.
Khi chăm sóc ở nhà không nên tắm hàng ngày vì da bé dễ bị khô. Giữ sạch, hấp hoặc ủi, khử trùng đối với tã lót trước khi sử dụng, có thể tắm cho bé 1 -2 lần trong tuần, đặc biệt là khi trời lạnh cần lưu ý giữ ấm. Tắm nắng cho bé để tận hưởng nguồn vitamin D từ ánh sánh mặt trời, thời gian tốt nhất để tắm nắng là trước 9 giờ sáng (khoảng 10 - 15 phút mỗi lần). Cũng không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ, cho dù là thuốc bổ.
Nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng mất nhiều thời gian, công sức và tốn kém. Để phòng tránh nguy cơ sinh con thiếu tháng, trong quá trình chuẩn bị làm mẹ đòi hỏi cần có sức khỏe tốt, khi mang thai luôn chú trọng bồi dưỡng bằng chế độ ăn uống, làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động quá sức, giữ tâm lý vui tươi, thoải mái, lưu ý khám thai định kỳ, đặc biệt là trước 37 tuần


Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

Trẻ sơ sinh - Ngừa viêm hô hấp cấp ở trẻ em do nắng nóng khắc nghiệt

Năm nay thời tiết diễn biến khá phức tạp, đặc biệt là nắng nóng kéo dài làm cho nhiều loại bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng đáng lo ngại nhất là trẻ em. Bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, đặc biệt là đường hô hấp dưới là một bệnh đang có xu hướng gia tăng làm cho số trẻ mắc bệnh ngày càng nhiều và diễn biến rất phức tạp, khó lường trước
 Kết quả hình ảnh cho hô hấp ở trẻ
Nắng nóng kéo dài gây viêm đường hô hấp

Nguyên nhân viêm đường hô hấp cấp tính do virut thường chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Đặc điểm của viêm đường hô hấp cấp tính do virut thường khởi phát rất rầm rộ như sốt cao (rất dễ dẫn đến trẻ bị co giật), trẻ vật vã, có thể có rối loạn tiêu hoá, đặc biệt là mọi thuốc kháng sinh nếu dùng sẽ không có tác dụng. Hơn nữa viêm đường hô hấp cấp tính do virut dễ gây biến chứng nguy hiểm.

 Một số loại virut gây bệnh cho đường hô hấp như virut hợp bào, Adeno virus, virut cúm... Còn vi khuẩn gây viêm đường hô hấp cấp tính hay gặp nhất là các loại vi khuẩn bình thường vẫn cư trú ở đường hô hấp của trẻ nhưng khi có điều kiện thuận lợi thì chúng trở nên gây bệnh (vi khuẩn gây bệnh cơ hội) như vi khuẩn Hemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae hoặc Staphylococcus. 

Khi trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính còn liên quan đến thời tiết, đặc biệt là thời tiết thay đổi đột ngột hoặc nắng nóng kéo dài. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, tình trạng sức khỏe của trẻ như trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng làm trẻ dễ bị mắc bệnh. 

Trẻ  mắc một số bệnh mạn tính như hen phế quản, viêm VA, viêm amidan mạn tính, viêm mũi, xoang... thì rất dễ mắc bệnh về đường hô hấp dưới, nhất là viêm phế quản cấp tính, viêm phổi cấp tính... Một số vi nấm cũng đóng vai trò gây bệnh viêm đường hô hấp cấp tính như nấm Candia albicans. Khi nấm gây viêm đường hô hấp thường bệnh diễn biến nặng, phức tạp và  việc chẩn đoán chính xác không đơn giản chút nào.

Nên làm gì để phòng bệnh  viêm đường hô hấp cho trẻ?

Khi thời tiết nắng nóng, các bậc phụ huynh cần quan tâm chăm sóc trẻ, không cho trẻ ra ngoài nắng nhất là lúc nắng  gay gắt. Đối với trẻ lớn, không cho trẻ chơi hoặc không cho trẻ đá bóng ngoài trời lúc còn nắng nóng. Không cho quạt xoáy thẳng vào trẻ khi trẻ chơi hoặc đang nằm ngủ. Không  cho trẻ ở trong phòng máy lạnh có nhiệt độ chênh lệch vượt quá xa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời (ngay cả trẻ lớn) và cần có chế độ dinh dưỡng tốt cho trẻ. Hạn chế cho trẻ ăn kem hoặc uống nước có đá. Khi nghi trẻ bị sốt cần cặp nhiệt độ cho trẻ, không nên dùng tay của người lớn sờ vào trán của trẻ rồi dự đoán trẻ sốt hay không. Tốt nhất là cặp nhiệt độ ở khoé miệng của trẻ (cần cẩn thận không để trẻ làm vỡ cặp nhiệt độ  rất  nguy hiểm vì có thủy ngân là một chất rất độc hại) hoặc cặp nhiệt ở hậu môn. Khi nhiệt độ vượt quá 37,5oC cần làm giảm thân nhiệt cho trẻ bằng cách lau nước ấm (nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ của trẻ khoảng 2 độ) ở trán, nách, bẹn và cần cho trẻ uống nhiều nước. Nước uống tốt nhất là nước cam, chanh tươi, dung dịch orezol, tùy theo độ tuổi mà cho uống liều lượng thích hợp. Cụ  thể nếu dùng orezol loại 27,5g/gói thì pha vào 1 lít nước đã đun sôi, để nguội; nếu dùng loại 5,63/gói thì pha vào 200ml nước. Trẻ dưới 24 tháng tuổi cho uống từ 50 - 100ml/lần; trẻ từ 2-10 tuổi cho uống từ 100-200ml/lần, cho uống dần  trong ngày và trẻ trên 10 tuổi cho uống theo nhu cầu. Nếu thấy nhiệt độ của trẻ không thuyên giảm nhưng chưa thể đưa trẻ đi khám bệnh ngay được thì có thể cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt loại paracetamol theo liều dùng trung bình là 10 - 15mg/1kg cân nặng của trẻ/lần, cứ sau 4 giờ cho uống 1 lần. Tốt nhất là dùng thuốc paracetamol loại đầu đạn đặt vào hậu môn cho trẻ theo liều lượng: trẻ từ 1 - 4 tháng/tuổi dùng 80mg/lần, trẻ từ 5-24 tháng/tuổi dùng 150mg/lần và cũng sau 4 giờ đặt lại nếu thân nhiệt của trẻ chưa giảm xuống. Cần theo dõi nhiệt độ của trẻ bằng cách cặp nhiệt độ, nếu nhiệt độ vẫn không thuyên giảm, thậm chí còn tăng lên; trẻ mệt mỏi, quấy khóc nhiều thậm chí có khó thở, môi tím tái  và có thể  có rối loạn tiêu hoá như nôn, buồn nôn, tiêu chảy thì nguy cơ trẻ có thể mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, cần khẩn trương cho trẻ đi khám bệnh ở cơ sở y tế gần nhất càng nhanh càng tốt và không nên tự mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống.

Buồng Trứng - Liệu pháp hormon có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng

Buồng trứng - Việc sử dụng hormon để điều trị các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
Kết quả hình ảnh cho buồng trứng
Đây là kết luận được các nhà khoa học thuộc Trường đại học Copenhagen, Đan Mạch rút ra sau khi phân tích dữ liệu của gần 910 nghìn phụ nữ ở độ tuổi 50-79 khi họ không bị ung thư và chưa cắt cả hai buồng trứng. Trong số này có 63% chưa từng sử dụng liệu pháp điều trị bằng hormon, 22% đã từng sử dụng, còn lại là đang sử dụng liệu pháp điều trị này. 

Trong số người đang sử dụng liệu pháp điều trị bằng hormon thì 46% đã sử dụng trên 7 năm. Sau 8 năm theo dõi, các nhà nghiên cứu đã phát hiện hơn 3.000 ca ung thư buồng trứng, trong đó có gần 2.700 ca u biểu mô. So với những người chưa từng điều trị bằng hormon thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng của những người đang sử dụng liệu pháp này đã tăng 38%. 

Đối với u biểu mô, tỷ lệ mắc ở những người hiện đang dùng liệu pháp điều trị bằng hormon cao hơn 44%, và ở những người đã từng dùng liệu pháp điều trị này cao hơn 15% so với những người chưa từng dùng liệu pháp điều trị này.

Với kết quả nghiên cứu này các nhà khoa học đang đặt câu hỏi liệu có nên tiếp tục duy trì việc sử dụng hormon để điều trị các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2019

Ung thư cổ tử cung - Những điều nên biết về nó !

Dị sản và loạn sản hiếm khi có triệu chứng do vậy chỉ phát hiện được nó khi làm phiến đồ âm đạo. Dấu hiệu thường gặp của ung thư cổ tử cung xâm lấn là chảy máu từ âm đạo ở bất cứ thời điểm nào, đặc biệt là sau giao hợp. Mặc dù chảy máu không chỉ là dấu hiệu riêng của ung thư, nhưng nên đi kiểm tra ngay, thậm chí ngay cả khi vừa mới thử phiến đồ âm đạo.

Chẩn đoán bệnh ung thư cổ tử cung :

Phiến đồ âm đạo: Dùng để phát hiện những phụ nữ có tế bào bất thường trên bề mặt của cổ tử cung. Đa số tế bào lấy được là bình thường. Các tế bào bất bình thường chỉ được phát hiện trong 1/10 tiêu bản và ung thư hay sự thay đổi của tiền ung thư chỉ thấy ở 1/4 số tiêu bản bất thường. Các nguyên nhân khác như nhiễm trùng cũng có thể làm cho kết quả của phiến đồ âm đạo bất bình thường.

Soi cổ tử cung: Khám cổ tử cung và âm đạo bằng một dụng cụ phóng đại gọi là máy soi cổ tử cung, rất hiệu quả trong việc phát hiện vùng tế bào bất thường.

Sinh thiết: là biện pháp chẩn đoán cuối cùng để xác định dị sản, ung thư tại chỗ hoặc ung thư xâm lấn. Người ta lấy một mảnh nhỏ ở cổ tử cung để soi dưới kính hiển vi. Soi cổ tử cung cho phép các nhà chuyên môn định vị được vùng nghi ngờ để sinh thiết.

Điều trị bệnh ung thư cổ tử cung :

Phương pháp điều trị được quyết định sau khi đánh giá kết quả của phiến đồ âm đạo, soi cổ tử cung và sinh thiết tế bào.

1. Dị sản và ung thư tại chỗ: Điều trị dễ dàng và tỷ lệ được điều trị khỏi là 100%. Các tế bào bất thường được đốt điện hoặc đốt bằng laser hay đông lạnh, đôi khi phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung. Các phương pháp điều trị trên không làm ảnh hưởng tới hứng thú tình dục hoặc khả năng sinh đẻ về sau.

Phẫu thuật cắt tử cung chỉ đôi khi được tiến hành khi có kèm theo các triệu chứng bệnh lý khác.

2. Ung thư thể xâm lấn: Đòi hỏi điều trị rộng hơn. Điều trị những giai đoạn sớm bằng phẫu thuật triệt để cắt bỏ tử cung và các tổ chức lân cận, bao gồm cả các hạch trong khung chậu.

Đôi khi xạ trị phối hợp với phẫu thuật, hoặc xạ trị đơn thuần, trong một số trường hợp cần thiết điều trị bằng hoá chất. Những hình thức điều trị này đều có thể có các tác dụng phụ và nên chú ý tới từ lúc bắt đầu điều trị.

Tỷ lệ điều trị khỏi ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm là 90%, nhưng tỉ lệ chữa khỏi chung cho mọi giai đoạn ung thư cổ tử cung chỉ đạt được 60%. Phẫu thuật cắt tử cung không ảnh hưởng lớn đến người phụ nữ và quan hệ tình dục. Mặc dù sự hứng thú tình dục không thường xuyên bị ảnh hưởng, nhưng khi cắt tử cung thì sẽ không còn khả năng sinh con.

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2019

Bạn đã biết về HIV/AIDS như thế nào?

Có rất nhiều loại virut tấn công cơ thể theo các cách thức khác nhau để gây bệnh cho con người. Virut cúm lây lan qua không khí khi người mang mầm bệnh ho hoặc hắt hơi. Một số loại lây qua đường ăn uống có thể gây rối loạn tiêu hóa. Nhưng HIV là một loại virut gây ra bệnh lý AIDS dẫn đến tử vong và hiện vẫn chưa có thuốc nào chữa khỏi...
Kết quả hình ảnh cho hiv
Cơ chế hoạt động của HIV
HIV là một loại virut gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy yếu dần mà mất khả năng chống lại bệnh tật. "Đáp ứng miễn dịch" là khả năng của cơ thể chống lại bệnh tật. Khả năng này có được  là nhờ hệ thống  miễn dịch. Hệ thống  miễn dịch gồm nhiều thành phần, trong đó có "tế bào có chức năng bảo vệ" còn gọi là "bạch cầu" bao gồm cả tế bào CD4 (một loại tế bào bạch cầu). HIV tấn công hệ thống miễn dịch bằng cách tiêu diệt CD4, là tế bào đóng vai trò chủ chốt trong việc triệt tiêu các mầm bệnh hoặc nhiễm khuẩn. Sau một thời gian, HIV âm thầm nhưng liên tục phá vỡ tế bào bạch cầu khiến hệ miễn dịch mất dần chức năng bảo vệ cơ thể. Hậu quả kéo theo là các loại bệnh lý, nhiễm  khuẩn vốn trước rất khó tấn công nay ồ ạt xâm nhập cơ thể. Người nhiễm HIV sẽ tử vong khi hệ miễn dịch của họ bị "đánh sập" hoàn toàn do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Quá trình tấn công hệ miễn dịch của virut có thể kéo dài nhiều năm. Trong thời kỳ này người nhiễm HIV không có bất kỳ biểu hiện triệu chứng nào, nhưng nguy cơ lây cho người khác là rất cao.

AIDS là gì?
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) là một tập hợp nhiều triệu chứng của một loại bệnh. Trong trường hợp của AIDS, những triệu chứng này là hậu quả của hệ miễn dịch suy kiệt. Khi bị HIV tàn phá (không còn đủ tế bào CD4), hệ miễn dịch mất khả năng bảo vệ cơ thể, vì thế cơ thể dễ nhiễm "các nhiễm trùng cơ hội" và khối u. Đây chính là những bệnh lý liên quan đến HIV. Lúc này cơ thể người nhiễm dễ bị tổn thương và nhiễm nhiều loại bệnh lý như lao, viêm phổi và các dạng ung thư. Không như các loại bệnh khác, người bị AIDS có các biểu hiện lâm sàng khác nhau tùy vào loại nhiễm trùng cơ hội mà họ mắc phải. Vì lý do này ta không thể chẩn đoán AIDS dựa vào một triệu chứng hoặc dấu hiệu đơn lẻ mà phải do một bác sĩ chuyên khoa thực hiện.

Khi một người mới nhiễm HIV, họ trông vẫn khỏe mạnh bình thường như bao người khác. Nếu không được điều trị và sau một thời gian hệ miễn dịch bị HIV liên tục tấn công, người nhiễm sẽ có những biểu hiện triệu chứng và bệnh lý, cơ thể suy yếu dần. Sau cùng sẽ tiến triển đến giai đoạn cuối cùng là AIDS.
Chúng ta không thể quan sát hoặc "cảm nhận" một người có nhiễm HIV hay không qua hình dáng bên ngoài của họ  mà cần phải làm xét nghiệm (ví dụ như xét nghiệm máu) mới xác định được tình trạng nhiễm HIV. Vì người nhiễm HIV không có biểu hiện triệu chứng hay bệnh lý trong một thời gian dài. Đây chính là giai đoạn nhiễm "không triệu chứng". Sau một thời gian, khi HIV có khả năng phá hủy hệ miễn dịch, người nhiễm sẽ thấy xuất hiện những triệu chứng do virut gây ra. Lúc này họ chuyển sang giai đoạn nhiễm "có triệu chứng". Những dấu hiệu của AIDS cũng bắt đầu khởi phát trong thời kỳ này. Nếu không được điều trị, chăm sóc và hỗ trợ thì khả năng tử vong của người trong giai đoạn AIDS rất cao.
Nhiều người không biết mình bị nhiễm HIV/AIDS, vì vậy mà lây truyền virut ra bên ngoài một cách không ý thức. Nhiễm HIV cũng làm tăng nguy cơ mắc các nhiễm  khuẩn lây truyên qua đường tình dục.
Nhiễm HIV bao lâu thì chuyển sang AIDS?
Điều đó còn tùy thuộc vào thể trạng (cơ địa) và tinh thần của mỗi người. Ngoài ra những yếu tố khác cũng góp phần đáng kể như mức độ chăm sóc, hỗ trợ, lối sống, chế độ nghỉ ngơi, vận động, dinh dưỡng hợp lý, yếu tố tinh thần... Thời gian này có thể kéo dài từ 3 - 10 năm, thường là 9-10 năm. Tuy nhiên do thuốc điều trị ngày càng sẵn có, nếu được chăm sóc y tế tốt, được tiếp cận thuốc đặc trị, người nhiễm có thể duy trì cuộc sống khỏe mạnh, có ý nghĩa trên 20 năm.
Nếu như chuyển sang giai đoạn AIDS mà không được tiếp cận điều trị, chăm sóc y tế tốt, người nhiễm thường sống thêm được 1 năm. Ngược lại nếu được chăm sóc y tế và điều trị thuốc ARV họ sẽ duy trì được sự sống trong một thời gian dài tính bằng năm. Ngày nay, nhiều người được tiếp cận thuốc đặc trị và thuốc giúp làm giảm nồng độ HIV trong cơ thể khiến hệ miễn dịch được phục hồi, người nhiễm trở lại giai đoạn không triệu chứng.
Ai có thể nhiễm HIV?
Một số người cho rằng ai đó trông mập mạp, khỏe mạnh hoặc thuộc tầng lớp cao trong xã hội thì không thể bị nhiễm HIV. Ngược lại, ai trông nghèo đói, thuộc nhóm mại dâm hay tiêm chích ma túy mới có thể bị nhiễm. Đây là một suy nghĩ sai lầm.
HIV không phân biệt giai tầng xã hội, không phân biệt kẻ mập, người gầy. HIV lây lan do hành vi và những ai thực hiện những hành vi nguy cơ hoặc tiếp xúc với nguồn lây đều có thể bị nhiễm. Nhiễm HIV không liên quan đến giai cấp, bề ngoài, tuổi tác, học vấn, nghề nghiệp, dân tộc hay bất kỳ yếu tố nào khác. Ngoại lệ duy nhất là trẻ em. Các em mặc dù không thực hiện hành vi nguy cơ cao nào vẫn có thể lây nhiễm từ mẹ có HIV dương tính.

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019

Tiêu chảy dinh dưỡng nào giành cần cho phục hồi khi trẻ bị bệnh

Mỗi năm, thế giới có 3,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì tiêu chảy và tổng số ngày nằm viện của trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu do bệnh này lên tới 1,3 tỷ ngày/năm. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bệnh viện nhi Trung ương, mỗi ngày có khoảng 30 trẻ em tiêu chảy nhập viện với những triệu chứng nặng và cần can thiệp kịp thời.

Kết quả hình ảnh cho tiêu chảy

Nhằm tuyên truyền và phổ biến những kiến thức cần thiết để bảo vệå sức khỏe cho trẻ nhỏ, sáng 26/3/2019 Hãng sữa Nam Yang, Hàn Quốc phối hợp với Hội nhi khoa Việt Nam tổ chức buổi hội thảo với chủ đề “Dinh dưỡng và điều trị tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ”. Tại hội thảo, giáo sư, bác sĩ Nguyễn Gia Khánh, Chủ nhiệm Khoa tiêu hóa Bệnh viện nhi Trung ương đã trình bày trao đổi những vấn đề về tiêu chảy cấp do virut. Đặc biệt là mức độ nguy hại của bệnh tiêu chảy kéo dài với trẻ em. Các nhà khoa học cho rằng bên cạnh liệu pháp bù dịch thì chế độ dinh dưỡng là nguyên tắc chính trong điều trị. Trẻ cần phải được cung cấp đủ chất (hơn cả lúc không bị tiêu chảy) vì khi thiếu nhiều các yếu tố vi lượng, vitamin A, kẽm hoặc suy dinh dưỡng cũng có nguy cơ tăng khả năng tiêu chảy kéo dài, gây rối loạn chức năng ruột.

Tại hội thảo, Hãng sữa Nam Yang đã giới thiệu một số sản phẩm dành cho trẻ bị tiêu chảy cấp và dị ứng với đường lactose, có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Đặc biệt, những sản phẩm này còn cung cấp khuẩn sữa reuteri nhằm giúp cải thiện hiện tượng tiêu chảy cấp hay tiêu chảy do virut: dung hòa và cải thiện các chất béo, cung cấp nguồn năng lượng thiết yếu dồi dào. Các dưỡng chất này còn có chức năng làm suy yếu sự đeo bám của các virut có hại mang mầm bệnh đối với các tế bào biểu bì đường ruột, chống lại các bệnh đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ.